This text was part of an address delivered at the Creative Writing Program of the University of Philadelphia, September 2005.
Fiction and the Dream John Banville
A man wakes in the morning, feeling light-headed, even somewhat dazed. Standing in the curtained gloom in his pyjamas, blinking, he feels that somehow he is not his real, vital, fully conscious self. It is as if that other, alert version of him is still in bed, and that what has got up is a sort of shadow-self, tremulous, two-dimensional. What is the matter? Is he “coming down with something”? He does seem a little feverish. But no, he decides, what is afflicting him is no physical malady. There is, rather, something the matter with his mind. His brain feels heavy, and as if it were a size too large for his skull. Then, suddenly, in a rush, he remembers the dream.
It was one of those dreams that seem to take the entire night to be dreamt. All of him was involved in it, his unconscious, his subconscious, his memory, his imagination; even his physical self seemed thrown into the effort. The details of the dream flood back, uncanny, absurd, terrifying, and all freighted with a mysterious weight—such a weight, it seems, as is carried by only the most profound experiences of life, of waking life, that is. And indeed, all of his life, all of the essentials of his life, were somehow there, in the dream, folded tight, like the petals of a rosebud. Some great truth has been revealed to him, in a code he knows he will not be able to crack. But cracking the code is not important, is not necessary; in fact, as in a work of art, the code itself is the meaning.
He puts on his dressing gown and his slippers and goes downstairs. Everything around him looks strange. Has his wife’s eyes developed overnight that slight imbalance, the right one a fraction lower than the left, or is it something he has never noticed before? The cat in its corner watches him out of an eerie stillness. Sounds enter from the street, familiar and at the same time mysterious. The dream is infecting his waking world.
He begins to tell his wife about the dream, feeling a little bashful, for he knows how silly the dreamed events will sound. His wife listens, nodding distractedly. He tries to give his words something of the weight that there was in the dream. He is coming to the crux of the thing, the moment when his dreaming self woke in the midst of the dark wood, among the murmuring voices. Suddenly his wife opens her mouth wide—is she going to beg him to stop, is she going to cry out that she finds what he is telling her too terrifying?—is she going to scream? No: she yawns, mightily, with little inward gasps, the hinges of her jaws cracking, and finishes with a long, shivery sigh, and asks if he would like to finish what is left of the scrambled egg.
The dreamer droops, dejected. He has offered something precious and it has been spurned. How can she not feel the significance of the things he has been describing to her? How can she not see the bare trees and the darkened air, the memory of which is darkening the very air around them now—how can she not hear the murmurous voices, as he heard them? He trudges back upstairs to get himself ready for another, ordinary, day. The momentous revelations of the night begin to recede. It was just a dream, after all.
But what if, instead of accepting the simple fact that our most chaotic, our most exciting, our most significant dreams are nothing but boring to others, even our significant others—what if he said to his wife, All right, I’ll show you! I’ll sit down and write out the dream in such an intense and compelling formulation that when you read it you, too, will have the dream; you, too, will find yourself wandering in the wild wood at nightfall; you, too, will hear the dream voices telling you your own most secret secrets.
I can think of no better analogy than this for the process of writing a novel. The novelist’s aim is to make the reader have the dream—not just to read about it, but actually to experience it: to have the dream; to write the novel.
Now, these are dangerous assertions. In this post-religious age—and the fundamentalists, Christian, Muslim and other, only attest to the fact that ours is an age after religion—people are looking about in some desperation for a new priesthood. And there is something about the artist in general and the writer in particular which seems priest-like: the unceasing commitment to an etherial faith, the mixture of arrogance and humility, the daily devotions, the confessional readiness to attend the foibles and fears of the laity. The writer goes into a room, the inviolable domestic holy of holies—the study—and remains there alone for hour after hour in eerie silence. With what deities does he commune, in there, what rituals does he enact? Surely he knows something that others, the uninitiates, do not; surely he is privy to a wisdom far beyond theirs.
These are delusions, of course. The artist, the writer, knows no more about the great matters of life and the spirit than anyone else—indeed, he probably knows less. This is the paradox. As Henry James has it, we work in the dark, we do what we can, we give what we have, the rest is the madness of art. And Kafka, with a sad laugh, adds: The artist is the man who has nothing to say.
The writer is not a priest, not a shaman, not a holy dreamer. Yet his work is dragged up out of that darksome well where the essential self cowers, in fear of the light.
I have no grand psychological theory of creativity. I do not pretend to know how the mind, consciously or otherwise, processes the base metal of quotidian life into the gold of art. Even if I could find out, I would not want to. Certain things should not be investigated.
The dream world is a strange place. Everything there is at once real and unreal. The most trivial or ridiculous things can seem to carry a tremendous significance, a significance which—and here I agree with Freud—the waking mind would never dare to suggest or acknowledge. In dreams the mind speaks its truths through the medium of a fabulous nonsense. So, I think, does the novel.
The writing of fiction is far more than the telling of stories. It is an ancient, an elemental, urge which springs, like the dream, from a desperate imperative to encode and preserve things that are buried in us deep beyond words. This is its significance, its danger and its glory.
end
Hư cấu và Giấc mơ
Một anh chàng sáng dậy thấy váng vất, thậm chí hơi mụ mị. Đứng trong phòng tối rèm che, mặc bộ pyjama, mắt chớp chớp, anh thấy như thể không phải chính mình, không phải cái tôi đầy sống động, đầy đủ ý thức. Cứ như thể một phiên bản lanh lợi khác vẫn ở trên giường, và thứ mà đứng dậy đây là một kiểu cái bóng, rung rinh, hai chiều. Có chuyện gì thế nhỉ? Có phải anh "ngã bệnh" rồi không? Đúng là anh hơi ngây ngấy sốt. Mà đâu phải, anh quyết định, thứ làm anh khổ sở không phải bệnh tật thân thể gì. Mà đầu óc anh mới bị gì đó. Óc anh nặng trịch, cứ như thể to quá mức so với hộp sọ. Rồi hốt nhiên, anh chợt nhớ ra giấc mơ.
Đó là kiểu giấc mơ thường kéo dài cả đêm liền. Toàn bộ con người anh đều tham gia, kể cả vô thức, tiềm thức, ký ức, trí tưởng tượng; đến cả cơ thể dường như cũng nỗ lực lao vào. Các chi tiết trong giấc mơ ùa về, kỳ quái, phi lý, kinh sợ, và tất thảy chất nặng đến bí hiểm - như thể cái khối nặng ấy chỉ chứa đựng những kinh nghiệm sâu sắc nhất đời, của cái đời sống tỉnh thức, đúng thế. Mà quả vậy, toàn bộ đời anh, toàn bộ những thứ thiết yếu trong đời anh, kiểu gì đó lại ở đó, trong giấc mơ, siết chặt lại, như những cánh nụ hồng. Một sự thật vĩ đại nào đó đã được hé lộ cho anh, bằng một mật mã mà anh biết sẽ không giải được. Nhưng giải mã đâu có quan trọng, đâu có cần thiết; thật ra thì, như trong tác phẩm nghệ thuật, mật mã chính là ý nghĩa.
Anh mặc áo choàng với đi dép vào rồi xuống nhà. Mọi thứ quanh anh trông lạ lẫm. Có nhẽ nào qua một đêm mà mắt vợ anh tự dưng hơi thiếu cân xứng thế, con bên phải thấp hơn bên trái một tí, hay lâu nay anh chưa bao giờ để ý thấy nhỉ? Con mèo nằm trong góc nhà ngó nhìn anh với vẻ nín lặng rợn người. Ngoài phố tiếng ồn vọng vào, vừa quen thuộc vừa bí hiểm. Giấc mơ kia đang tiêm nhiễm vào thế giới nơi anh đã tỉnh dậy.
Anh mở lời kể cho vợ nghe về giấc mơ, hơi ngượng vì hiểu rõ các sự kiện trong giấc mơ nghe có vẻ rất ngớ ngẩn. Vợ anh vừa nghe vừa lơ đãng gật đầu. Anh cố gán cho lời mình chút sức nặng như trong giấc mơ. Anh đang kể đến điểm nút, cái khoảnh khắc khi cái tôi đang mơ của anh thức dậy giữa rừng tối, xung quanh là các tiếng rì rầm. Đột nhiên vợ anh há hốc mồm - cô sắp sửa nài nỉ anh thôi đi à, hay cô gào lên rằng chuyện anh đang kể đáng sợ quá? - hay cô sẽ rú lên? Không: cô ngáp, thật lực, môi mím vào trong, khớp hàm kêu răng rắc, rồi cuối cùng thở dài run run đánh sượt một cái, và hỏi anh có muốn ăn nốt chỗ trứng bác còn lại không.
Kẻ ngủ mơ chán nản gục xuống. Anh đã trưng ra một thứ quý giá thế mà lại bị hắt hủi. Tại sao cô lại không cảm được ý nghĩa quan trọng của những thứ mà anh vừa miêu tả cho cô? Sao cô lại không thấy được những cái cây trơ trụi và bầu trời đen kịt, mà chính cái ký ức ấy giờ đây đang phủ đen lên không khí vây quanh họ - sao cô không nghe thấy những giọng nói rì rầm mà anh đã nghe thấy? Anh lê bước lên lầu chuẩn bị cho một ngày bình thường nữa. Những khám phá trọng yếu trong đêm bắt đầu lùi bước. Sau rốt, nó chỉ là một giấc mơ mà thôi.
Nhưng giả sử, thay vì chấp nhận một sự thật đơn giản là những giấc mơ quan trọng nhất, phấn khích nhất, hỗn độn nhất, của chúng ta chả là gì ngoài chuyện chán ngắt với người khác, ngay cả với bạn đời - giả sử anh chàng kia nói với vợ, Được rồi, anh sẽ cho em thấy! Anh sẽ ngồi xuống viết cái giấc mơ ấy ra một cách hệ thống rõ ràng cực kỳ cuốn hút đến nỗi khi em đọc xong em cũng sở hữu luôn giấc mơ đấy; cả em cũng sẽ lang thang trong rừng lạ khi đêm về; cả em cũng sẽ nghe những giọng nói trong mơ bảo với em những bí mật bí mật nhất của chính em. Tôi không nghĩ ra được phép so sánh tương tự nào hay hơn ví dụ này để nói về quá trình viết một cuốn tiểu thuyết. Mục đích của tiểu thuyết gia là làm cho độc giả có cái giấc mơ đó - không chỉ đọc về nó, mà thật sự trải nghiệm nó: để có cùng giấc mơ đấy; để viết cuốn tiểu thuyết.
Ngày nay, đấy toàn là những lời khẳng định nguy hiểm. Trong cái thời hậu-tôn giáo này - mà những người theo tôn giáo chính thống, tín hữu Cơ Đốc, tín hữu Hồi giáo và những tín hữu tôn giáo khác, chính là kẻ làm chứng cho cái điều rằng thời mà chúng ta đang sống là thời sau tôn giáo - con người dáo dác nhìn quanh tìm một mẫu hình giáo sĩ mới. Mà ở người nghệ sĩ nói chung và người viết nói riêng thì quả có điểm gì đó giống như một giáo sĩ: sự cam kết không ngừng nghỉ với một niềm tin siêu trần, sự pha trộn giữa ngạo mạn và khiêm tốn, sự tận hiến hằng ngày, cái kiểu nhăm nhăm sẵn lòng ngồi nghe nhược điểm và nỗi sợ của những kẻ thế tục trong phòng xưng tội. Người viết đi vào một căn phòng, vùng đất thánh của mọi vùng đất thánh, vùng bất khả xâm phạm của sinh hoạt gia đình - phòng làm việc - rồi ở đó một mình suốt giờ này sang giờ khác im lặng đến rợn người. Ở trong đó, anh ta đang giao cảm với vị thần nào thế, anh ta đang thực thi nghi lễ nào thế? Chắc chắn là anh ta biết điều gì đó mà những người khác, những kẻ tay mơ, không biết; chắc chắn là anh ta được chia sẻ một trí huệ vượt xa tầm những kẻ khác.
Hẳn nhiên đấy toàn là ảo tưởng. Nghệ sĩ, người viết, chẳng hiểu gì về những chuyện hệ trọng của đời sống và tinh thần hơn gì ai cả - mà thật ra, có khi họ còn biết ít hơn. Đây là một nghịch lý. Như Henry James đã nói, chúng ta làm việc trong bóng tối, chúng ta làm những gì có thể làm, chúng ta trao đi những gì mình có, còn lại là phụ thuộc vào sự điên rồ của nghệ thuật. Và Kafka, nở một nụ cười buồn, mà thêm rằng: Nghệ sĩ là người không có gì để nói cả.
Người viết không phải là giáo sĩ, không phải thầy phủ thủy, không phải là kẻ nằm mơ thần thánh. Ấy vậy mà tác phẩm của anh ta lại được kéo lên từ cái giếng đen ngòm nơi cái tôi tinh tủy co rúm cả người vì sợ ánh sáng.
Tôi chả hề sở hữu lý thuyết tâm lý học sáng tạo vĩ đại nào cả. Tôi không hề giả vờ mình hiểu bằng cách nào mà tâm trí, ý thức hay vô thức, biến cái thứ kim loại thường của đời sống thường nhật thành vàng nghệ thuật. Dẫu có tìm được ra cách thì tôi cũng không muốn làm. Có một số thứ không nên được tìm hiểu.
Thế giới giấc mơ là một nơi kỳ lạ. Mọi thứ ở đó vừa thực mà lại vừa phi thực. Những chuyện tầm thường hay vớ vẩn nhất dường như lại mang ý nghĩa cực to tát, một ý nghĩa mà - ở đây tôi đồng ý với Freud - tâm trí lúc thức sẽ không bao giờ dám gợi ra hay thừa nhận. Trong mơ, tâm trí cất tiếng nói lên sự thật bằng phương tiện là một thứ vô nghĩa lý hoang đường. Mà, tôi nghĩ, tiểu thuyết cũng vậy. Viết tiểu thuyết đâu phải chỉ là kể mỗi câu chuyện là xong. Nó là một thứ thôi thúc cổ xưa, mãnh liệt, được vọt lên, hệt như giấc mơ, từ một đòi hỏi khẩn thiết phải mã hóa và lưu giữ những điều đã chôn sâu trong lòng ta mà ngôn từ không với tới được. Đây chính là ý nghĩa của việc viết tiểu thuyết, và sự hiểm nguy, cũng như vinh quang của nó.